Rau an toàn là gì? Tiêu chuẩn rau an toàn
Rau an toàn không chứa các chất độc hại nên có thể làm rau sống để ăn lẩu hoặc chế biến nhiều món ngon khác. Vậy thực sự rau an toàn là gì? Hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp tìm hiểu rõ hơn cùng với tiêu chuẩn rau an toàn ra sao và cách phân biệt với rau hữu cơ mà có thể bạn chưa biết đâu nhé!
2. Tiêu chuẩn rau an toàn
Để đánh giá được rau an toàn như thế nào, bạn có thể dựa vào 2 tiêu chuẩn như sau:
Chỉ tiêu nội chất
Chỉ tiêu nội chất chính là thông số của các hợp chất gây hại cho sức khỏe mà có thể chứa trong rau quả an toàn.
Chẳng hạn như hàm lượng nitrat, hàm lượng của thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng của một số kim loại nặng (chì, đồng, thủy ngân,..), mức độ nhiễm các vi sinh vật và các ký sinh trùng gây bệnh.
Chỉ tiêu về hình thái
Chỉ tiêu về hình thái chính là độ tươi ngon của rau quả, phụ thuộc vào thời gian và cách thu hoạch cho đến cách bảo quản và vận chuyển rau quả đến tay người tiêu dùng.
Cụ thể, sản phẩm cần được thu hoạch đủ độ chín, theo đúng yêu cầu thương phẩm của từng loại rau, loại bỏ những lá héo già - dập nát - hư thối và không có bất kì dấu hiệu của sâu bệnh hoặc dị dạng thực phẩm.
Sau đó, rau quả sẽ được sơ chế bằng nước sạch hoặc làm sạch bớt một phần đất cát, rồi được đóng gói và niêm phong trước khi vận chuyển. Trong quá trình bảo quản ở cửa hàng, cần đảm bảo nhiệt độ bảo quản rau sạch ở 20 độ C và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày.
3. Phân biệt rau an toàn (rau sạch) và rau hữu cơ
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa việc gọi rau an toàn là rau hữu cơ, nhưng đây thực sự là 2 loại rau khác nhau vì chúng sử dụng phương thức canh tác và sở hữu một vài đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:
Rau an toàn (rau sạch) |
Rau hữu cơ |
|
Phương thức canh tác |
Được sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích,… với liều lượng được kiểm soát. |
Không được dùng phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,... |
Đất và nước |
Đất trồng và nước tưới phải sạch, có thể đã được qua xử lý. |
Đất và nguồn nước tự nhiên, đặc biệt không được nhiễm kim loại nặng và các chất thải từ hoạt động con người. |
Giống (cây) biến đổi gen |
Được phép sử dụng nhưng theo quy định cụ thể. |
Không được phép sử dụng. |
Hình dáng |
Thân và lá nhìn tương xứng, màu hơi đậm và đẹp mắt. |
Thân và lá nhìn không đồng đều, màu sắc nhạt hơn và nhìn không bóng mượt so với rau sạch. |
Hương vị |
Đậm đà hơn so với rau trồng bình thường. |
Vị ngọt tự nhiên, đặc trưng từ rau.
|
4. Cách chọn mua rau an toàn
Vậy làm sao để chọn mua rau an toàn mà không nhầm lẫn với các loại rau được trồng theo phương thức khác, nhất là rau bẩn? Bạn hãy dựa vào các dấu hiệu mà Điện máy XANH gợi ý ngay đây:
Màu xanh tự nhiên
Phần lớn các loại rau an toàn thường có màu xanh hơi ngả vàng cho đến màu xanh hơi đậm một chút.
Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến loại rau có lá màu xanh quá đậm vì có thể được bón nhiều phân bón lá hóa học làm cho màu sắc lá trở nên đậm hơn. Thậm chí, màu xanh của lá càng đậm có thể thu hút càng nhiều sâu bệnh gây hại cho cây.
Thân và lá cân đối
Rau an toàn thường có phiến lá cân đối nhưng hơi ngắn và dày. Đặc biệt, khi bạn dùng tay sờ vào phiến lá thì sẽ cảm nhận được độ cứng của nó.
Trọng lượng nặng, thân giòn, chắc chắn
Rau an toàn nhìn tươi, thân cây có độ giòn và chắc chắn hơn so với các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (không kiểm soát liều lượng hoặc lạm dụng).
Công ty TNHH Sản xuất - Xuất nhập khẩu Vân Tiến
Hotline: 0911441319
Điện thoại: 0227.3739.777
Di động: 0942.398698 - Mr: Quỳnh
Email: vantien2828@gmail.com
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại
Xem thêm