Triết lý ẩm thực Nhật Bản

Một học giả người Pháp đã nói: “Hãy cho tôi biết anh ăn những gì, tôi sẽ nói anh biết anh là người thế nào”. Ẩm thực không chỉ nằm ở phạm trù “ngon”, tức là nếu chỉ cảm thấy ngon thôi chưa đủ. Mỗi một món ăn đều chứa đựng một bài học văn hóa, bản sắc vùng miền, tinh hoa dân tộc.

Một học giả người Pháp đã nói: “Hãy cho tôi biết anh ăn những gì, tôi sẽ nói anh biết anh là người thế nào”. Ẩm thực không chỉ nằm ở phạm trù “ngon”, tức là nếu chỉ cảm thấy ngon thôi chưa đủ. Mỗi một món ăn đều chứa đựng một bài học văn hóa, bản sắc vùng miền, tinh hoa dân tộc. Ẩm thực Nhật Bản là một phần văn hóa Nhật Bản. Cũng giống như nghệ thuật gấp giấy Origami nổi tiếng, ẩm thực Nhật Bản luôn khiến mọi người mê mẩn, ngưỡng mộ và thán phục về sự trau chuốt, tỉ mỉ và tinh tế. Đó là những món ăn ngon, nhưng hơn cả những món ăn ngon, đó còn là những hơi thở rất Nhật Bản, là văn hóa rất Nhật Bản, là tinh thần rất Nhật Bản. 

 

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, mọi người thưởng rỉ tai nhau những món như Sushi, Shasimi, mì Udon, rượu sake… Chúng ta, khoan hãy bàn tới những món ăn ấy ngon như thế nào, tinh túy như thế nào, hay nguồn gốc sâu xa của những cái tên đó như thế nào. Hãy nói về triết lý nền tảng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Từ những triết lý đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan và gần gũi hơn với những món ăn Nhật Bản. 


Triết lý trong nghệ thuật nấu ăn món Nhật Bản bao gồm 5 nguyên tắc: 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc. 

  • 5 màu sắc: để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 5 màu sắc: trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen (bao gồm những màu sẫm như màu nâu, màu tím). Món ăn Nhật Bản như Sushi, Shasimi… đều được chú trọng về sự hài hòa về màu sắc. Mỗi món ăn đều như một tác phẩm với nghệ thuật chơi màu độc đáo.
  • 5 vị: một bữa ăn cần có sự kết hợp hài hòa và cân bằng các vị mặn, chua, ngọt, đắng, và umami để kích thích vị giác và cảm giác ngon miệng. (Umami là cảm giác thứ năm về hương vị mà vị giác nhận biết được. có thể hiểu nôm na đó là cảm giác ngon miệng).
  • 5 phương pháp nấu ăn: những người nấu ăn được khuyến khích sử dụng các phương pháp nấu ăn khác nhau để chế biến món ăn, bao gồm: hầm, nướng, hấp, rán, luộc, …
  • 5 giác quan: món ăn cần kích thích không chỉ ở vị giác, mà còn cả ở khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác. Trong đo việc trình bày món ăn trên đĩa sao cho thật  hài hoà là phần cực kì quan trọng của bữa ăn, và người Nhật có một câu nói nổi tiếng là “ăn bằng mắt”.
  • 5 quy tắc: đây có thể gọi là những luật liên quan đến việc thưởng thức món ăn, có bắt nguồn từ đạo Phật của Nhật. Một, cần phải kính trọng và biết ơn những công sức của người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị ra món ăn đó. Hai, chúng ta phải làm những việc tốt xứng đáng với việc được hưởng những món ăn đó. Ba, chúng ta phải ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an. Bốn, chúng ta nên thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuỗi dưỡng cơ thể. Năm, chúng ta cần nỗ lực để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.


Trở lại với câu nói đầu tiên: “Hãy nói cho tôi biết anh ăn những gì, tôi sẽ nói anh biết anh là người như thế nào”. Những triết lý trong nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản cho thấy tính cách tỉ mỉ, chuẩn mực, khuôn phép của con người Nhật Bản. Ẩm thực Nhật Bản là một phần của văn hóa Nhật Bản.

Xem thêm

 

Công ty TNHH Sản xuất - Xuất nhập khẩu Vân Tiến

Hotline: 0911441319

Điện thoại: 0227.3739.777 

Di động: 0942.398698 - Mr: Quỳnh

Email: vantien2828@gmail.com

 

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng